Breaking News

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm

Nói bà Năm bánh xèo chảnh cũng phải. Có cái bánh xèo thôi mà, làm gì mà khách đến nườm nượp, nhất là ngày lễ tết. Có cuốn bánh mà vượt quãng đường xa xôi rồi tay không, bụng đói trở về chỉ vì hết tôm rồi, không đúc thêm được…

Ấy vậy mà, hơn 30 năm qua, quán bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn đỏ lửa mỗi sáng dù nắng, dù mưa.

Không biết từ bao giờ, nhắc tới Bình Định, ngoài danh tiếng đất võ ra, người ta lại nhớ đến bánh xèo. Cái món ăn dân dã đến mức đâu đâu ở Việt Nam này cũng có và hầu như ai cũng làm được là bánh xèo thì ở đây, nó được đẩy lên hàng “cao cấp”.

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 1
Hình ảnh bà Năm đứng trong bếp đúc bánh xèo đã trở nên thân thuộc với nhiều người

Bánh nhỏ bằng lòng bàn tay thôi, chỗ khác bán chỉ vài ba ngàn nhưng bà Năm tính giá gấp 5 lần như thế. Tiệm bà Năm lại nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn đến hơn 20 km.

Mà, nói tiệm cho sang chứ chỉ vẻn vẹn có cái mái nhà tranh tường gạch và chái bếp cũ mèm phía sau. Không biển hiệu. Không quảng cáo. Không màu mè tô vẽ.

Vậy mà khách xa vẫn đến, vẫn kiên nhẫn đợi đến lượt và vẫn quay lại với bà cụ dù ở ngay thành phố, hàng chục tiệm đề biển: “Bánh xèo tôm nhảy” muôn màu kiểu cách…

Bà Năm tên thật là Lý Thị Thu, năm nay 77 tuổi, ở thôn Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Thời trẻ, bà lấy chồng rồi sinh một cậu con trai. Chẳng bao lâu sau, ông mất vì bom đạn chiến tranh. Bà ở vậy nuôi con.

Cũng có thời gian, bà lưu lạc vô tận Sài Gòn rồi trở về quê. Tay trắng, lại không chồng, mẹ già, con còn nhỏ, bà Năm nghĩ đến việc đúc bánh xèo bán. “Hồi đó còn khó khăn lắm. Nhưng tui nghĩ, mình phải làm thứ gì đó khác, khác trong cái bánh xèo mình bán cho nẫu (người ta - PV) thì nẫu mới tới ăn chỗ mình chớ!”, bà Năm kể lại.

Vậy là bà lựa chọn những sản vật ngon nhất, lại sẵn có ở địa phương như tôm sông, gạo, mắm, rau… để đúc bánh xèo.

Bánh xèo bà Năm có tên bánh xèo tôm nhảy là bởi ngay khi lên khuôn dầu nóng vẫn còn sống, nhảy lách tách. Một cái bánh nhỏ xinh như có đến chục con tôm. Bà có những “nguyên tắc vàng” cho nghề bánh của mình như: tự tay xay bột bằng cối đá xưa, tôm phải là tôm đất thôn Dương Thiện, nước mắm chỉ bỏ xoài sống bằm chứ không bỏ thơm (dứa)...

Bữa nào tôm nhiều, đúc nhiều, tôm ít đúc ít nghỉ sớm chứ tuyệt đối không mua tôm biển thay thế như các nơi khác. Bà Năm nói, chỉ có con tôm đất ở sông thì mới có được vị ngọt, giòn cho bánh xèo. Nhiều hôm, khách đến mà hết tôm thì cũng đành chịu quay xe ra về.

Một ngày của bà Năm bánh xèo bắt đầu từ lúc 4 giờ 30 phút sáng. Bà không có đồng hồ báo thức, cũng không biết xài điện thoại. Bà thức khi đài loa phát thanh đọc bản tin.

Bà bắt đầu công việc bằng cách quét tướt vườn nhà, dọn dẹp bàn ghế rồi nhóm lò, xay bột từ gạo ngâm đêm qua. “Nhiều tiệm bánh bây giờ toàn xay bột bằng máy, nhanh mà không thể ngon bằng cái cối đá của ông bà mình để lại được.

Gạo qua cối sẽ mịn, nhuyễn. Xay tới đâu, đúc tới đó, bột mới không bị chua. Chịu khó chút thì bánh mới giòn, mới dẻo, mới ngon”, bà Năm tâm sự.

Mỗi ngày, người con trai và đứa cháu lại phụ bà những việc lặt vặt như mua tôm, nhặt rau… Còn lại, một tay bà làm thì mới yên tâm. Bà nói: “Tui sợ nhứt là ăn uống mà không sạch sẽ. Mình buôn bán, lại càng phải sạch sẽ.

Ngày nào, tui cũng chà rửa chén bát, bình ly, theo đúng ý tui mới được. Vậy nên khổ. Cứ loay hoay cả ngày. Khổ mà vui, chứ 77 tuổi rồi, còn sức làm được cái bánh ngon cho khách ăn, xoay sở với 8 khuôn bánh lửa than mỗi sáng, vậy là vui”.

Niềm vui của bà lan sang những cái bánh xèo nhỏ nhỏ xinh xinh, đầy ắp tôm chín đỏ, giá trắng hành xanh. Niềm vui của bà đơn giản mà rộn ràng chái bếp nhỏ, khói hong đen kín mảng tường gạch cũ.

Không ít thực khách ở xa đến quán, chưa vội gọi bánh, chạy ù ra sau ôm lấy bà thật chặt, nghèn nghẹn nói bà ơi, con nhớ bà quá, bà như bà ngoại vẫn hay đúc bánh cho con mỗi khi con về thăm…

Hơn 30 chục năm đúc bánh xèo bán, bà cứ thế “hữu xạ tự nhiên hương” trong lòng thực khách, người này đồn người kia, rủ nhau đến ăn và nhìn bà đúc bánh.

Chị Đoàn Hữu Hoàng Khuyên (ở TP.HCM) lần nào ra Bình Định cũng tìm đến quán bánh xèo bà Năm, có lần còn dẫn theo ba mẹ ở tận Côn Đảo ra ăn bánh xèo.

Chị Khuyên chia sẻ: “Mình thấy bà đúc bánh xèo mà thương lắm. Thương bà tỉ mẩn chăm chút từng chiếc bánh, y như đúc cho con cháu ở xa về ăn chứ không còn khái niệm khách khứa gì nữa. Mà ngộ, ăn bánh xèo bà Năm rồi, về Sài Gòn hổng ăn được các loại bánh xèo khác, dù tiếng tăm và thương hiệu to cỡ nào. Chắc tại mình đã được ăn chiếc bánh xèo ngon nhất rồi nên không tiếp nhận được thêm loại bánh xèo nào dưới nó nữa”.

Khách vãn, bà Năm ra ngồi nhìn chúng tôi ăn mà mỉm cười. Hỏi bà có nghe người ta nói bà bán bánh xèo mà chảnh không? Bà lại cười, nói: “Mình bán hàng mà, chảnh sao bán được. Do tui đúc bánh có những nguyên tắc riêng mà người ta không hiểu được. Tỉ như hết tôm là tui không đúc thêm. Hay như đúc cho nhóm người này ăn đến khi họ bảo không ăn nữa mới đúc cho nhóm khác. Họ chờ lâu, sốt ruột, cũng có người bỏ về nên nói vậy. Rồi ông con tui ít học, khách đông lại ăn nói không mềm mỏng, tui thì lu bu trong bếp đâu có quán xuyến được hết…”

Bà Năm nhiều lần được nhận bằng khen, giấy chứng nhận vì bánh xèo ngon. Năm nào cũng có bài báo viết về quán nhỏ của bà. Mỗi khi có liên hoan gì lớn trên tỉnh, bà Năm lại được mời đến đúc bánh xèo để quảng bá ẩm thực Bình Định.

Có người sẵn sàng bỏ tiền giúp bà mở tiệm ngay tại trung tâm thành phố nhưng bà nhẹ nhàng từ chối. Nhiều người nói bà dại, với tiếng tăm đó, tay nghề đó, bà hốt bạc ở thành phố như chơi. Bà nghe, chỉ cười, không giải thích dài dòng.

Cuộc chơi của bà, với bánh, với nghề cũng vì kế sinh nhai nhưng tuyệt đối không chạy theo đồng tiền mà thay đổi chất bánh, vị bánh. Cái dại của bà, rõ ràng vậy mà nhiều người cứ thương hoài, nhớ hoài và lui tới quán lá tranh nằm nép mình bên cầu Mỹ Cang hoài hoài…

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 2

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 3
Gọi là bánh xèo tôm nhảy là bởi tôm lên khuôn dầu còn búng nhảy

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 4
Những chiếc bánh xèo trên khuôn trong buổi sáng sớm không hiểu sao lại khiến người ta nhung nhớ, yêu thương như yêu một phần tuổi thơ của mình đến vậy! Nhiều khách đến ăn chia sẻ, bánh xèo bà Năm đúc đẹp như tranh!

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 5
Nức tiếng bánh xèo tôm nhảy bà Năm Mỹ Cang, Phước Sơn là đây

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 6
Quán bánh xèo không biển hiệu của bà Năm

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 6
Khách vãn, bà lại ra ngồi nói chuyện với khách xa

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 7
Củ hành tươi xắt mỏng, đơn giản nhưng lại giúp bánh xèo thơm ngọt lạ kỳ

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 8
Tô mắm ớt cay thắm thiết!

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 9
Chiếc cối đá có hàng trăm năm tuổi ở góc nhà là một trong những công cụ và bí quyết giúp bánh xèo tôm nhảy bà Năm không lẫn vào đâu được. Nó cho ra những mẻ bột mịn giúp bánh vừa có độ giòn, vừa có độ dẻo dai.

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 11
Dáng đứng đúc bánh xèo như đúc cho chính con cháu trong nhà ăn của bà Năm đã trở thành một hình ảnh thân thương với nhiều thực khách.

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 12
Xoài sống bằm nhỏ được để riêng, khi nào khách ăn mới cho vào chén mắm. Bà Năm nói, chỉ có xoài xanh bằm mới đúng điệu là nước mắm chấm bánh xèo vì vị chua giúp người ăn ngon miệng hơn

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 13
Nồi bột bà Năm xay từ sáng sớm. Đúc hết nồi, nếu còn khách, bà mới ngâm gạo xay tiếp chứ không xay một lúc vì bột nhanh chua

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 14
Tôm đất lên khuôn dầu nóng còn búng lách tách vì tươi sống. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất làm nên thương hiệu “bánh xèo tôm nhảy”. Bữa nào mà không mua được tôm thì coi như nghỉ đúc bánh!

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 15
Chái bếp ám khói của bà Năm lúc nào cũng phải gọn gàng, tinh tươm.

Đến Bình Định nhớ ghé bánh xèo tôm nhảy bà Năm 17
Bánh xèo nóng đây, ăn liền kẻo nguội!

Tâm Ngọc(thực hiện)

Read more ...

Dưa Tết ba miền đầy hương sắc

Từ Bắc chí Nam, dưa là món quan trọng phải làm cho Tết chẳng kém gì những món cao lương mĩ vị. Nhiều người sống đầy đủ quá còn không ngại ngần tuyên bố, dưa là món ngon nhất bàn tiệc.

>> Ngày Tết, tản mạn về cung cách người Sài Gòn dùng trà
>> Món Tết miền Nam đều trông cậy vào củ kiệu tôm khô

 Dưa Tết ba miền đầy hương sắc 1
Dưa hành - Ảnh: Giang Vũ

Từ thuở xưa đến giờ, làm các món dưa cho dịp tết vẫn cầu kỳ hơn mọi ngày. Tôi vẫn nhớ thời bà ngoại còn sống, lúc trời rét căm căm, bà vẫn sửa soạn muối dưa hành đầy chăm chú và cẩn thận khác thường.
Dường như trời đất đã ưu ái cho con người những sản vật theo mùa rất phù hợp. Gần Tết là thời điểm củ hành đã đủ mập mạp, trắng phau, được người bán phơi khô vài ngày rồi mới bán. Củ hành muối dưa ngon nhất không phải là loại hành tươi, cũng không phải là hành khô vẫn ăn hàng ngày mà phải là hành già đã phơi ráo nước.

Bà ngoại tôi ngâm hành trong nước tro bếp một ngày một đêm cho hết hăng, ngâm xong rửa sạch lần nữa, bóc vỏ già bên ngoài, lộ ra củ hành nõn nà trông thật thích mắt. Bà xếp vài khúc mía chẻ bên dưới rồi cho hành vào, đổ ngập nước muối pha mằn mặn, rồi lại xếp vài khúc mía chẻ trên cùng, dằn một vật nặng bằng sứ để nén hành. Chỉ cần để cạnh bếp lửa vài ngày là hành đã chua, ngon nhất là sau khi muối một tuần.
Hành ngâm giấm bán sẵn bây giờ đựng trong hũ thủy tinh không có mùi thơm đặc trưng như hành muối bằng phương pháp lên men truyền thống. Đĩa hành mới đặt lên mâm đã tỏa ra mùi thơm phức. Thậm chí đến bây giờ, không được ăn hành muối theo kiểu đó nữa, tôi vẫn thấy mùi thơm đặc biệt đó từ ký ức của mình.

Món dưa hành không chỉ hóa giải cái ngán của bánh chưng mà còn rất nhiều món ăn từ thịt. Kim chi tuy nổi tiếng thế giới thật, nhưng khi ăn lại không hợp với món Việt. Bởi vậy, nếu ai đó hỏi rằng tại sao các món dưa muối của Việt Nam chưa nổi tiếng trên toàn cầu thì sẽ có câu trả lời rang: khi nào ẩm thực Việt được biết đến rộng rãi hơn, thì nhất định các món dưa của Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng. Bởi vì đó là món nâng đỡ, bổ sung và làm hài hòa cho món Việt.

Dưa Tết ba miền đầy hương sắc 2
Cũng thật kỳ lạ, bánh tét về bản chất cũng giống như bánh chưng, vậy mà ăn kèm dưa món
lại hợp vị đến lạ lung - Ảnh: Giang Vũ
 

Vào tới miền Trung, món dưa ngày Tết đã biến đổi ngoạn mục vì không được muối theo cách lên men mà ngâm nước mắm. Tôi đã nhìn thấy các mệ Huế làm món này một cách thành kính. Sau khi ngồi cắt tỉa các loại rau củ như đu đủ xanh, củ cải, cà rốt, củ kiệu... là đến công đoạn kỳ công ngồi phơi, trở mặt từng miếng rau củ cho đến khi đã héo trong héo ngoài trong hai ba ngày. Sau khi trụng sơ nước sôi cho sạch, vắt ráo, dưa món sẽ được ngâm trong nước mắm đường để nguội, khoảng 1 tuần là ăn được.

Cũng thật kỳ lạ, bánh tét về bản chất cũng giống như bánh chưng, vậy mà ăn kèm dưa món lại hợp vị đến lạ lùng. Miếng rau củ giòn tan, vị mặn vừa phải khiến cho cái ngán của bánh tét biến đi đâu hết. Đã bao nhiêu cô gái thất bại trong việc làm dưa món vì gặp khó khăn trong khâu phơi rau củ. Bởi thế, chỉ có các mệ Huế cả một đời làm dưa món mới đủ kinh nghiệm làm cho món dưa này giòn và ngọt, không quá khô, không quá ướt.

Ở miền Nam, có tới hai món dưa cho ngày tết là dưa giá và dưa kiệu. Dưa giá có cách làm đơn giản mà hấp dẫn kỳ lạ, chỉ cần giá đỗ, lá hẹ, đầu hành lá và một ít cà rốt thái sợi là đã có món dưa có vị chua dịu, màu sắc bắt mắt. Dưa giá hợp với mọi thời tiết và đặc biệt hợp với món thịt kho hột vịt ngày Tết.

Dưa Tết ba miền đầy hương sắc 3
Kiệu lột lớp vỏ ngoài đen thui đã lộ ra màu trắng nõn nà, đem phơi cho ráo nước bên ngoài
để muối kiệu cho giòn - Ảnh: Giang Vũ
 

Dưa kiệu là một món khó muối ngon chẳng kém dưa hành và dưa món. Ngồi lột vỏ củ kiệu, nhất là kiệu Huế mất tới nửa ngày, mỏi tay, mỏi lưng, ấy mà các má, các chị vẫn cặm cụi không tiếc công. Kiệu lột lớp vỏ ngoài đen thui đã lộ ra màu trắng nõn nà, đem phơi cho ráo nước bên ngoài để muối kiệu cho giòn. Có nhiều cách ngâm kiệu khác nhau, một là ngâm dấm khoảng ba ngày thì đổ hết dấm đi rồi ngâm với đường, cứ một lớp kiệu, một lớp đường, khi nào tan hết đường là kiệu vừa ăn, cách muối này có thể để vài tháng mà không bị hư. Một cách khác đun đường với giấm, để thật nguội rồi đổ ngập kiệu, chỉ ba ngày là ăn được, tuy nhiên không để được quá lâu.

 Dưa Tết ba miền đầy hương sắc 4
Dưa giá có cách làm đơn giản mà hấp dẫn kỳ lạ, chỉ cần giá đỗ, lá hẹ, đầu hành lá và một ít cà
rốt thái sợi là đã có món dưa có vị chua dịu, màu sắc bắt mắt - Ảnh: Giang Vũ

Trong tất cả món tết thì làm món dưa là mất thời gian, tỉ mỉ nhất. Những món dưa Việt khi dịch ra tiếng Anh để giới thiệu trên toàn cầu chỉ dịch là chữ “pickled” (ngâm giấm) một cách lạnh lùng, không thể diễn tả được sự tinh tế của của nó. Trong bữa ăn đầy đủ cao lương mĩ vị, ai đó có thể gắp món này, từ chối món kia, nhưng không ai có thể chối từ các món dưa truyền thống.

 

Giang Vũ(thực hiện)

Read more ...

Bánh gai làng cổ Đường Lâm

Bánh gai đã món quà đặc sản của làng cổ Đường Lâm. Chị em bà Nguyễn Thị Thơ (người làng Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm) đã có những chia sẻ thú vị về nghề gia truyền này.

Để có chiếc bánh gai dẻo ngọt cần có lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng, thịt lợn mỡ và nạc. Trong đó chế biến lá gai là công phu nhất.

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 1
Chiếc bánh ấp ôm hương Tết của người dân Bắc bộ

Lần lượt luộc nhừ lá gai, nhặt hết các sống lá cứng, rửa sạch qua 7 đến 10 lần nước rồi mới cho vào máy xay nhuyễn. Lá gai sau khi xay được trộn với đường thì nấu lên cho quánh lại để có màu đen đặc trưng gọi là “châu”. Bột gạo nếp cùng với “châu” được nhào, trộn với nhau tạo nên lớp ngoài của chiếc bánh.

Xong mới đến nhân bánh. Đỗ xanh được đồ chín giã nhuyễn trộn với đường, dừa, mỡ, thịt lợn. Thịt lợn để làm bánh cũng rất cầu kì. Bà Thơ chia sẻ kinh nghiệm: “Phải chọn loại mỡ giòn, thơm, ăn không bị ngấy. Nếu là thịt nạc sẽ được giã ra như ruốc rồi mới trộn vào làm nhân”. Cuối cùng, phủ một lớp vừng để bánh thêm bùi và thơm.

Chọn những tấm lá chuối khô đã được dấp nước để gói, giúp chiếc bánh nằm bên trong gọn gàng và vuông vắn. Xong hấp bánh trong 2 giờ là hoàn tất.

Bánh của chị em bà Thơ được làm theo phương pháp thủ công tuyệt đối nên vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống quen thuộc.

Lò bánh của bà Thơ tuy không được mở rộng thành cơ sở sản xuất nhưng vẫn thu hút rất đông khách đặt mỗi dịp lễ Tết. Bà Thơ cho biết, dịp Tết hàng năm bà được đặt khoảng 1000 chiếc bánh với giá từ 5 - 7.000 đồng/chiếc.

Nhắc đến bánh gai là nói đến người Đường Lâm, người Sơn Tây xứ Đoài nói riêng và người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung - thứ quà quê quen thuộc mỗi dịp xuân về.

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 2
Lá gai - nguyên liệu chính của bánh

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 3

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 4
Sau khi lá gai được luộc nhừ, bà Nguyễn Thị Thanh nhặt bỏ những sống lá cứng
để chuẩn bị xay nhuyễn lá

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 5

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 6
“Châu” được trộn cùng với bột gạo nếp tạo nên lớp vỏ bánh

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 7
Bà Thơ dùng chày để lèn chặt bột giúp cho phần vỏ bánh dẻo hơn

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 9
Phủ lớp vừng lên để bánh thêm bùi và thơm

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 11
Vừa gói, bà Thơ vừa chia sẻ về các công đoạn làm bánh

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 13

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 15
Bánh gai là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 17
Công đoạn cuối cùng là hấp trong 2 giờ để bánh chín

Kiều Dương (thực hiện)

Read more ...

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Kaplan Singapore – Ngôi trường cho hàng triệu sinh viên

Kaplan chứng tỏ chất lượng giảng dạy qua sự lựa chọn của hơn 1 triệu sinh viên trên toàn thế giới và giải thưởng 1 trong 3 trường tư thục được yêu thích nhất tại Singapore cũng như xếp hạng nhất về đào tạo các khóa chứng chỉ chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.Kaplan Singapore – Ngôi trường cho hàng triệu sinh viên
Tỷ lệ sinh viên quốc tế chọn Kaplan ngày càng tăng không chỉ bởi chương trình đa dạng, chất lượng đào tạo tốt mà còn với chi phí rất hợp lý. Trong số đó có sinh viên Việt Nam.
Tháng 3/2015,Kaplan Singapore phối hợp với  công ty INEC đại diện tuyển sinh tại Việt Nam tổ chức hội thảo du học cung cấp thêm thông tin về chương trình mới cũng như học bổng cho phụ huynh, học sinh, sinh viên:
Thời gian: 9g 00 , Chủ nhật, ngày 01/03/2015
Địa điểm:  Công ty du học INEC, 138 Trần Nhân Tôn ,Phường 2, Quận 10, TP. HCM 
khuong-vien
 Kaplan Singapore cung cấp chương trình giảng dạy linh hoạt với nhiều chương trình như
  • Tiếng Anh
  • Dự bị Đại học
  • Diploma (tương đương chương trình ĐH năm 1)
  • Cử nhân (Đại học năm 2, 3)
  • Thạc sĩ

Chương trình O-Level
Sau khi hoàn tất chương trình và nhận được chứng chỉ O-Level, học sinh có nhiều cơ hội như học tiếp chương trình dự bị ĐH của Kaplan, hay vào học tại các trường Polytechnics (Cao đằng công lập), Junior Colleges (Dự bị ĐH Công lập) hoặc cũng có thể học chương trình A-Level để apply vào các trường Đại học ở Anh.

Chương trình Diploma
Nhiều chuyên ngành, là bước chuyển vào các trường Đại học trên thế giới. Chương trình tạo nền tảng vững chắc về các kiến thức đại cương trong chuyên ngành mà sinh viên lựa chọn. Sau khi hoàn tất, sinh viên được nhận bằng Diploma do tập đoàn giáo dục Kaplan –Mỹ cấp và được chuyển tiếp đến các trường khác để hoàn thành con đường học tập của mình.
Phạm Hạ Vy - SV Việt Nam tại Kaplan
Phạm Hạ Vy – SV Việt Nam tại Kaplan
Các chuyên ngành gồm: kế toán, quản trị kinh doanh, thương mại, tài chính ngân hàng, Du lịch nhà hàng khách sạn, quản lý nguồn nhân lực, hậu cần và quản lý dây chuyền cung ứng, marketing, bán lẻ, truyền thông, sự kiện, công nghệ thông tin, kinh tế & luật…

Chương trình Đại học (năm 2, 3)
Kaplan cung cấp chương trình Cử nhân ở nhiều nhóm ngành như: Kinh doanh, Quản lý, truyền thông, khoa học xã hội & nhân văn, công nghệ thông tin, du lịch khách sạn, tài chính – kế toán… Mỗi chương trình đều liên kết với những đối tác danh tiếng tại Anh, Úc… như Đại học Northumbria, ĐH Portsmouth, ĐH Royal Holloway, ĐH Essex (Anh Quốc), Đại học Murdoch – Úc, Đại học Dublin – Đại học Quốc gia Ireland. Sinh viên sau khi hoàn tât chương trình được các trường này chính thức cấp bằng.

Chương trình Thạc sĩ
Kaplan cung cấp chương trình Thạc sĩ liên kết với các trường ĐH Northumbria, ĐH Dublin, ĐH Bedfordshire. Đặc biệt, khóa học thạc sĩ của ĐH Dublin không yêu cầu kinh nghiệm và chương trình của ĐH Bedfordshire chấp nhận sinh viên tốt nghiệp cao đẳng với 3 năm kinh nghiệm.

Học bổng
  • Học bổng 100% chương trình O-Level: dành cho học sinh có kết quả học tập lớp 9, 10 tốt, và có chứng chỉ IELTS. Học bổng bao gồm học phí của 5 môn trong chương trình.
  • Học bổng 85 – 170 triệu đồng: Dành cho sinh viên chuyển tiếp từ Cao đẳng lên Đại học.
  • Học bổng 10,000 SGD: Dành cho sinh viên chương trình Cử nhân, Thạc sĩ có kết quả học tập tốt 

dien-dien-tuyen-sinh-cua-kaplan
Kaplan là tập đoàn giáo dục hàng đầu trên thế giới với các chương trình đào tạo nhận được nhiều giải thưởng cũng như triển vọng nghề nghiệp cao. Năm 2012, học viện Kaplan đã lần nữa khẳng định vị thế và chất lượng của mình thông qua việc liên kết với trường ĐH Murdoch – Australia. Qua việc liên kết với trường ĐH uy tín này, Kaplan cung cấp thêm nhiều chương trình định hướng nghề nghiệp để trang bị cho sinh viên những kỹ năng việc làm cần thiết để SV tự tin đứng vững trên nhiều lĩnh vực của thị trường lao động.
Đại học Murdoch là một trong những trường Đại học lớn ở Úc, có chất lượng đào tạo tốt với nhiều vị trí trong bảng xếp hạng như:
  • Nằm trong top 2% các trường ĐH trên thế giới
  • Top 60% trường ĐH trên thế giới được thành lập dưới 50 năm
  • A*Star Scholars’ Choice
  • Được tuyên dương về những hỗ trợ cho đào tạo Sau đại học
  • Có sự liên kết chặt chẽ với các hiệp hội uy tín
Sinh viên học tại Kaplan được đào tạo theo chương trình của trường ở Úc và được nhận bằng gốc của trường hoặc có thể chuyển tiếp sau 8 tháng học chương trình Cử nhân tại Singapore. 
dai-hoc-murdoch
Khi học chương trình Murdoch tại Kaplan, sinh viên có thể:
  • Được lựa chọn trong hơn 40 chuyên ngành đôi
Kaplan cung cấp chương trình đào tạo hơn 40 chuyên ngành đôi với nhiều lĩnh vực từ Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản lý và Kinh doanh đến Truyền thông Media, Quản trị Du lịch khách sạn, Tâm lý học và Công nghệ thông tin.
Một chương trình chuẩn với 12 môn học có thể hoàn thành trong tối thiểu 16 tháng. Bạn có thể lựa chọn học chương trình full-time hoặc part-time với các khóa học khai giảng vào tháng 1, 5 và 9 hằng năm.
  • Được nhận chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của Murdoch
Trong thỏa thuận độc quyền của ĐH Murdoch, Tiến sĩ Peter Waring – Chủ nhiệm khoa tại Singapore sẽ ở lại đây để duy trì chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của Murdoch.
  • Được giảng dạy bởi giảng viên có kinh nghiệm, uy tín của ĐH Murdoch
Tất cả các lớp học đều được giảng dạy bởi giảng viên của ĐH Murdoch. Đây đều là những giảng viên trình độ học vấn uy tín, kinh nghiệm và có hiểu biết thực tế rộng rãi.
  • Chương trình học linh hoạt đối với sinh viên
Sinh viên ĐH Murdoch tại Kaplan có thể tự sắp xếp lịch học để phù hợp với thời gian biểu riêng của mình. Sinh viên cũng có thể tự chọn số môn học trong một học kỳ vì nó phụ thuộc nhiều vào lượng kiến thức bản thân có thể tiếp thu.
Video tham khảo: Võ Hữu Chí – Sinh viên Việt Nam nói gì về Kaplan Singapore.



Read more ...

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Tự làm nem chua ngon, sạch đãi Tết

Nguyên liệu:

- Một gói bột gia vị làm nem của Thái

- Thịt bò + thịt lợn: 800 g (tùy theo ý thích của bạn mà kết hợp theo tỷ lệ 4/4 hoặc 6/2).

- Bì lợn đã luộc và cắt ngắn: 250 g.

- 5 tép tỏi tươi băm nhỏ (thêm vài tép to thái mỏng).

- 4 quả ớt tươi băm nhỏ (nhà ai ăn cay được thì thêm ớt cắt khoanh mỏng cho đẹp).

- Một thìa hạt tiêu xay vỡ (không mịn).

- 4 thìa đường (thìa phở).

- 2 thìa nước mắm (nước mắm ngon đun sôi bằng lò vi sóng).

- Một chút bột gia vị.

- 5 ml rượu trắng (hoặc rượu vodka).

nem-7324-1423716777.jpg

Ảnh: Lê Hồng Thu. 

Cách làm:

- Thịt chọn loại càng tươi càng ngon. Thịt lợn và bò đều sử dụng phần thịt mông cho nem có mầu đỏ đẹp. Thái thịt thành từng miếng nhỏ rồi để ngăn đá tủ lạnh khoảng một tiếng thì cho vào cối xay nhuyễn, đến khi thịt quyện lại thành một nắm là được. Nếu ngại tự xay, bạn có thể nhờ người bán hàng rửa sạch thịt, thấm thật khô rồi xay giúp luôn. Trong trường hợp này, nên xay thịt 2-3 lần cả thịt bò và thịt lợn cho quện với nhau rồi mang về cất ngay vào ngăn đá tủ lạnh 40-60 phút.

- Trong lúc đợi thịt, sơ chế bì và luộc, lạng hết mỡ, thái mỏng. Bì lợn cắt ngắn 2,5 cm.

- Cho thịt xay, bì lợn, một muỗng thính gạo (nếu có), tỏi, ớt tươi băm nhỏ, đường, gia vị, nước mắm, rượu vào bát trộn. Cho phần bột gia vị làm nem vào bát trộn đều.

nem1-7783-1423716777.jpg

[Ảnh: Lê Hồng Thu.

Cách gói nem chua:

- Dùng lá chuối để gói nem. Nếu không có lá chuối, bạn có thể gói nem bằng nilon bảo quản thực phẩm. Cuộn các nguyên liệu lại như gói nem thông thường, thêm lá đinh lăng hoặc lá ổi vào, nhớ lau sạch lá, không để dính nước. Càng gói chặt tay nem càng giòn.

Có thể dùng khuôn hộp gói nem: Lót một lớp nilon vào hộp hình chữ nhật (có thể dùng hộp đựng thức ăn), sau đó, đưa phần nguyên liệu làm nem đã trộn vào, dùng muỗng miết mạnh hoặc ấn để có được khối nem chắc, mịn.)

- Để nem đã gói ở nhiệt độ ngoài trời 2 tiếng là bạn đã có khối nem chắc và cứng.

- Trút phần nem khỏi khuôn rồi cắt thành từng miếng nhỏ, gói trong nilon bảo quản thức ăn là xong.

- Sau khi chia thành các gói nhỏ, bạn nên để nem ở nhiệt độ phòng 24 tiếng (mùa đông thì để 36 - 48 tiếng) cho nem chín hoàn toàn. Sau đó có thể cất nem ở tủ lạnh ăn dần.

Lưu ý: Sau khi trộn phần nguyên liệu với nhau (đã trộn cả phần gia vị làm nem), bạn nên cho ngay vào khuôn hoặc phải gói thật nhanh tay. Nếu không nhanh, phần thịt bị chín sẽ không kết dính với nhau, và đó sẽ là nguyên nhân nem chua không giòn và ra nước.

Lê Hồng Thu

Read more ...

Thịt heo nấu mắm ngày tết

1. Nguyên liệu: 3 kg thịt ba chỉ ngon, 2 lít nước mắm ngon, 700 g đường cát trắng, nước dừa tươi 2 lít hoặc nước khoáng lạt 4 chai.

2. Cách làm:

Thịt heo làm sạch, rửa sạch rồi trụng sơ qua với một ít nước sôi sau đó cho vào luộc với nước dừa tươi đến khi chín. Khuấy nước mắm ngon với đường rồi cho lên bếp cho đến khi đường tan (có thể cho thêm một ít bột ngọt để làm dịu vị mắm tùy khẩu vị từng gia đình) rồi đổ thịt vào nấu, xếp thịt sao cho ngập trong mắm.

Nấu khoảng chừng 30 phút rồi tắt bếp, để nguội, sau đó xếp thịt vào hũ, cho hết phần nước mắm vừa nấu vào hũ sao cho ngập toàn bộ thịt. Để thêm 2 ngày nữa là có thể ăn được. Thịt ăn vị mằn mặn ngọt ngọt, miếng thịt săn, vớt ra khỏi hũ là ăn được ngay hoặc có thể bỏ vào lò nướng hay lò vi ba nướng thêm vài phút cho nóng ăn cũng ngon miệng. Có thể cuộn với bánh tráng rau sống, hoặc ăn kèm với dưa món, củ kiệu bánh chưng ngày Tết.

thit-heo-nau-mam-1232-JPG-2605-142355980

Miếng thịt săn, vị mặn mặn đậm đà.  Ảnh: Hà Thu.

Hà Thu

Read more ...

Tự làm chocolate cake pop đẹp mắt cho Valentine ngọt ngào

1. Nguyên liệu: một ổ bánh bông lan cỡ vừa, bơ lạt 80 g, chocolate đen 100 g, cốm trang trí, que xiên, cup giấy, dầu ăn.

cake-pop-valentine-1255-JPG-1651-1423808

Món bánh với những nguyên liệu khá phổ biến. Ảnh: Hà Thu

2. Cách làm:

Bánh bông lan nghiền nát, đun chảy bơ rồi trộn vào phần bánh đã nghiền sao cho dẻo để nặn thành từng viên, bỏ vào tủ lạnh khoảng 30 phút (viên to nhỏ như thế nào là tùy sở thích). Chocolate bào nhỏ bỏ vào tô đun cách thủy với nước sôi lửa nhỏ, cho vào một ít dầu ăn cho chocolate được bóng và bớt đặc, sao cho chocolate có thể chảy được thành dòng, để nguội bớt. Đủ thời gian lấy viên bánh ra, xiên vào que rồi nhúng vào chocolate đun chảy, rồi nhúng qua cốm trang trí rồi chờ một lát chocolate bao ngoài sẽ đông lại, cho vào tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn. Nếu không thích cắm que, có thể cho từng viên vào cup giấy vừa kích thước, cũng dễ cho vào hộp trang trí.

cake-pop-valentine-1256-JPG-2241-1423808

Món bánh ngọt ngào tặng một nửa yêu thương. Ảnh: Hà Thu

Hà Thu 

Read more ...
Designed By Công ty du hoc inec